Container là gì? Nên mua container ở đâu là tốt nhất?

Nhà container 40feet Vũng Tàu

Hôm nay lại có vài trận cầu đinh của giải ngoại hạng, đang ngồi xem thông tin bóng đá qua website, cũng như đang xem xét mua container ở tốt nhất ở đâu, làm nhà container bằng cách nào, dịch vụ cho thuê container văn phòng ở đâu, lại có khách hàng gọi làm dịch vụ thiết kế tư vấn nhà container miễn phí, khách hàng hỏi tại sao container kho, container rỗng lại có sóng lồi lõm, trong khi container lạnh sóng container lại phẳng hơn, CONTAINER là gì, sản xuất container là công việc gì, CONTAINER VĂN PHÒNG làm được gì, lại một công cuộc giải thích cho khách hàng, đó là những câu hỏi mà khách hàng nào cũng có một chút hỏi về CONTAINER là gì, cho thuê container văn phòng là công việc gì, container văn phòng làm được gì ? với rất nhiều thời gian trả lời, và giờ đây mình đành bảo khách hàng hãy vào google để hiểu CONTAINER Là gì, nhưng với rất nhiều kiểu định nghĩa khác nhau vào hôm nay mình đành ngồi lại để làm một bài viết về cách định nghĩa này

 

CONTAINER-LA-GI-DUNG-DE-LAM-GI
CONTAINER-LA-GI-DUNG-DE-LAM-GI

I. CONTAINER là gì.

1) “CONTAINER là gì” Theo định nghĩa nguyên bản của Tiếng Anh trên trang wikipedia nói như sau:

“A container is a basic tool,[1][2] consisting of any device creating a partially or fully enclosed space that can be used to contain, store, and transport objects or materials. In commerce, it includes “any receptacle or enclosure for holding a product used in packaging and shipping”.[3]Things kept inside of a container are protected by being inside of its structure. The term is most frequently applied to devices made from materials that are durable and at least partly rigid.”

 

2) “CONTAINER là gì” Theo định nghĩa nguyên bản của Tiếng Việt trên trang wikipekia nói như sau:

Côngtenơ hàng là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức sử dụng các côngtenơ (tiếng Anh: container) theo tiêu chuẩn ISO để có thể sắp xếp trên các tàu côngtenơtoa xe lửa hay xe tải chuyên dụng. Có ba loại độ dài tiêu chuẩn của côngtenơ là 20 ft (6,1 m), 40 ft (12,2 m) và 45 ft (13,7 m) (xem tiêu chuẩn kích thước container tại đây). Sức chứa côngtenơ (của tàu, cảng v.v.) được đo theo TEU (viết tắt của twenty-foot equivalent units trong tiếng Anh, tức “đơn vị tương đương 20 foot”). TEU là đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). Phần lớn các côngtenơ ngày nay là các biến thể của loại 40 ft và do đó là 2 TEU. Các côngtenơ 45 ft cũng được tính là 2 TEU. Hai TEU được quy cho như là 1 FEU, hay forty-foot equivalent unit. Các thuật ngữ này của đo lường được sử dụng như nhau. Các côngtenơ cao (“High cube”) có chiều cao 9,5 ft (2,9 m), trong khi các côngtenơ bán cao, được sử dụng để chuyên chở hàng nặng, có chiều cao là 4,25 ft (1,3 m).

3) Khái niệm “CONTAINER”.

Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hóa (freight container) là một công cụ vận tải có những đặc điểm sau:

  1. có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại;
  2. được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường;
  3. được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác;
  4. được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container;
  5. có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối (35,3 ft khối).

Thực tế thường hay gặp thuật ngữ container tiêu chuẩn quốc tế (ISO container), đó là những container hàng hóa (như nêu trên) tuân theo tất cả các tiêu chuẩn ISO liên quan về container đang có hiệu lực tại thời điểm sản xuất container.

4) Kích thước container

Container 40ft là loại container tiêu chuẩn thông dụng nhất trên thế giới hiện nay. Loại dài hơn cũng dần phổ biến, đặc biệt là ở Bắc Mỹ. Những loại ngắn hơn (chẳng hạn như loại 10ft) ngày càng ít được sử dụng.

>Xem chi tiết Kích thước container…

5) Phân loại container

Các loại container đường biển được chia thành hai nhóm chính: theo tiêu chuẩn và không theo tiêu chuẩn ISO. Loại không theo tiêu chuẩn có thể tương tự container ISO về hình dáng kích thước, nhưng không được sử dụng rộng rãi và nhất quán do không được tiêu chuẩn hóa.

Ở đây, chúng ta chỉ xem xét các loại container theo tiêu chuẩn ISO (ISO container). Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1996), container đường biển bao gồm một số loại chính sau:

  1. Container bách hóa (General purpose container)
  2. Container hàng rời (Bulk container)
  3. Container đặc thù (Named cargo container)
  4. Container nhiệt (Thermal container)
  5. Container hở mái (Open-top container)
  6. Container mặt bằng (Platform container)
  7. Container bồn (Tank container)

>> Xem chi tiết Phân loại container…

6) Ký mã hiệu container

Trên container có rất nhiều ký mã hiệu bằng chữ và bằng số thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Tiêu chuẩn hiện hành quy định đối với các ký mã hiệu này là ISO 6346:1995, theo đó, các ký mã hiệu này chia thành những loại sau:

  1. Hệ thống nhận biết (identification system)
  2. Mã kích thước và mã loại (size and type codes)
  3. Các ký hiệu khai thác (operational markings)

>> Xem chi tiết Ký mã hiệu container…

Ngoài ra, trên vỏ container còn các ký mã hiệu khác như:

  1. Biển chứng nhận an toàn CSC
  2. Biển Chấp nhận của hải quan
  3. Ký hiệu của tổ chức đường sắt quốc tế UIC
  4. Logo hãng đăng kiểm
  5. Test plate (của đăng kiểm)
  6. Tên hãng (Maersk, MSC…), logo, slogan (nếu có)
  7. Mác hãng chế tạo (CIMC, VTC…)

Xem chi tiết Các ký hiệu trên container

7) Cấu trúc container

Container có nhiều loại, mỗi loại có một hoặc một số đặc điểm cấu trúc đặc thù khác nhau (tuy vẫn tuân theo tiêu chuẩn để đảm bảo tính thống nhất và tính thuận lợi cho việc sử dụng trong vận tải đa phương thức). Dưới đây sẽ xem xét cấu trúc của loại container phổ biến để có khái niệm chung nhất.

Về cơ bản container bách hóa (General Purpose Container) là khối hộp chữ nhật 6 mặt gắn trên khung thép (frame). Có thể chia thành các bộ phận chính sau:

  1. Khung (Frame)
  2. Khung đáy và mặt sàn (Base Frame)
  3. Khung mái và mái
  4. Khung dọc và vách dọc
  5. Khung mặt trước và vách mặt trước
  6. Khung mặt sau và cửa
  7. Góc lắp ghép (Corner Fittings)

>>Xem chi tiết Cấu trúc container…